Tỉnh Sa Đéc

Kết quả tìm kiếm

Trường Trung học Nông Lâm Súc Sa Đéc

Cắt băng khánh thành trường Trung học Nông Lâm súc Sa Đéc, có thể là đây là trường cấp trung học NLS đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long.    Ông Hội trưởng hội Phụ huynh học sinh đang cắt băng khánh thành, với sự tham gia của Phó tỉnh trưởng tỉnh Sa Đéc (người mang kính đen) và Thiếu tá Tạ Phấn Tuấn (người mặc quân phục) quận trưởng quận Đức Tôn.
Lễ cắt băng khánh thành trường

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP

Trường Trung học Nông Lâm Súc Sa Đéc được thành lập vào năm 1971 do Nghị định số 2488-GD/KHPC/NĐ ngày 22/12/1971 Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên tọa lạc cạnh Liên tỉnh lộ 8 thuộc xã Tân Nhuận Đông, Quận Đức Tôn, cách tỉnh lỵ Sa Đéc khỏang 6 km về hướng Đông Nam.

Với diện tích toàn thể vào khoảng 3,5 mẫu. Trường có một cơ sở giáo huấn khang trang gồm 8 phòng học, 2 phòng thí nghiệm, Nông xưởng, Nhà kho, vườn ương, khu canh tác Hoa màu phụ, chuồng trại chăn nuôi heo, gà, thỏ...

Nhất là đã thực hiện một số ao nuôi cá chép, cá phi, cá mùi với kết quả rất khả quan.

NIÊN KHÓA

Đến niên khóa 1973-1974, Trường có Ban điều hành và 18 giáo sư với 6 lớp, 330 học sinh gồm 2 lớp 8, 2 lớp 9 và 2 lớp 10. Hội Phụ huynh học sinh được thành lập và hoạt động từ niên khóa 1971-1972 đã yểm trợ, đóng góp tích cực trong việc phát triển ngành giáo dục Nông Nghiệp tỉnh Sa Đéc.

Trường hiện có 2 chi đoàn Nông Gia Tương Lai lấy tên là Nông Tiến và Đất Lành qui tụ khoảng 50 đoàn viên Nông Gia Tương Lai Việt Nam. 

Ngày 29/4/1974, Trường Trung học Nông Lâm Súc Sa Đéc là một trong 3 nơi tổ chức trọng thể buổi lễ phát động chương trình "Thiếu nhi tham gia sản xuất" trên toàn quốc dưới sự chủ tọa của Ông Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục và Thanh Niên.

THÀNH TÍCH HOẠT ĐỘNG

Sau gần 4 năm hoạt động, trường đã trưởng thành nhanh chóng với các thành quả trên các lãnh vực văn hóa, xã hội, thể thao,…nhất là:

  • Chiếm Giải Nhất trong kỳ đại hội 4T thi đua văn nghệ cấp tỉnh và cấp khu năm 1972.
  • Chiếm giải Nhất về văn nghệ và giải Nhì bóng tròn trong đại hội Nông Gia Tương Lai kỳ 1 năm 1972 tại tỉnh Phước Tuy.
  • Tham dự các buổi trình diễn văn nghệ ủy lạo chiến sĩ trong tỉnh.
  • Lạc quyên ủy lạo nạn nhân chiến cuộc.

Sắc lịnh số 162-SL/ĐUHC

Sắc lịnh số 162-SL/ĐUHC, ỦY BAN HÀNH PHÁP TRUNG ƯƠNG

Sắc lịnh số 162-SL/ĐUHC, ỦY BAN HÀNH PHÁP TRUNG ƯƠNG

Bản đồ tỉnh Sa Đéc đính kèm Sắc lịnh số 162-SL/ĐUHC, ỦY BAN HÀNH PHÁP TRUNG ƯƠNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN HÀNH PHÁP TRUNG ƯƠNG.

  • Chiếu ước pháp ngày 19-6-1965 bổ túc bởi quyết định số 6-QLVNCH/QĐ ngày 6-6-1966 của Đại hội đồng QLVNCH.

  • Chiếu quyết định số 3-QLVNCH/QĐ ngày 14-6-1965 bổ túc bởi quyết định số 7-QLVNCH/QĐ ngày 6-6-1966 của đại hội đồng QLVNCH thành lập vầ ấn định thành phần ủy ban lãnh đạo quốc gia

  • Chiếu sắc lịnh số 001-a/CT/LĐQG/SL ngày 19-6-1965 và các văn kiện kế tiếp ấn định thành lập ủy ban hành pháp trung ương.

  • Chiếu dụ số 57-a ngày 24-10-1956 tổ chức nền hành pháp quốc gia

  • Chiếu sác lịnh số 143-NV ngày 22-10-1956 ấn định địa phận các tỉnh Nam phần

  • Chiếu nghị định số 308-HNV/NC/NĐ ngày 8-10-1957 và các văn kiện kế tiếp ấn định đơn vị hành chánh tỉnh Vĩnh Long

  • Chiếu bản thỉnh nguyện ngày 26-1-1966 của đồng bào các giới trong quận Sa Đéc thuộc tỉnh Vĩnh Long.

  • Chiếu biện bản số 007-HDT ngày 7-2-1966 của hội đồng tỉnh Vĩnh Long

  • Chiếu đề nghị của ủy viên nội vụ

  • Sau khi ủy ban lãnh đạo quốc gia chấp thuận

SẮC LỊNH

Điều thứ nhứt: nay tái lập tỉnh Sa Đéc, tỉnh lỵ đặt tại Sa Đéc

Điều thứ hai: địa phận tỉnh Sa Đéc gồm có:

1. Quận Sa Đéc với 3 tổng, 13 xã:

  • Tổng An Trung: Tân Vĩnh Hòa, An Trung, An Tịch, Tân Hiệp.

  • Tổng An Thạnh: Tân Đông, Tân Khánh, Tân Mỹ, Tân Khánh Tây, Tân An Trung.

  • Tổng An Thới: Bình Tiên, Tân Phú Trung, Hòa Thành, Tân Dương

2. Quận Lấp Vò với 2 tổng, 8 xã:

  • Tổng Phú Khương: Bình Thành Đông, Bình Thành Tây, Bình Thành Trung, Định Yên, Hội An Đông, Mỹ An Hưng
  • Tổng Phong Thới: Vĩnh Thạnh, Long Hưng

3.Quận Đức Tôn với 2 tổng, 7 xã:

  • Tổng An Mỹ Đông: Phú Hữu, An Nhơn, An Khánh, An Phú Thuận

  • Tổng An Mỹ Tây: Tân Nhuận Đông, Hòa Tân, Phú Long
4. Quận Đức Thành với 3 tổng, 8 xã:

  • Tổng Tiến Nghĩa: Hòa Long, Long Thắng

  • Tổng Ti Thiện: Tân Thành, Tân Phước, Long Hậu

  • Tổng An Khương: Phong Hòa, Tân Hòa Bình, Vĩnh Thới

Ranh giới tỉnh Sa Đéc được ấn định y theo bản đồ đính kèm bản chính sắc lịnh này

Điều thứ ba: tỉnh Sa Đéc có ngân sách riêng; ngân sách này sẽ được thành lập, chuẩn phê và thi hành theo thể thức áp dụng cho các ngân sách tỉnh

Điều thứ tư: chi phí về việc đặt cở sở hành chánh tỉnh Sa Đéc sẽ do ngân sách quốc gia đài thọ

Điều thứ năm: phó chủ tịch hành pháp trung ương, các tổng ủy viên, đặt ủy viên, thứ ủy, tỉnh trưởng Vĩnh Long, tỉnh trưởng Sa Đéc, chiếu nhiệm vụ, lĩnh thi hành sắc lịnh này

Sắc lịnh này sẽ đăng vào công báo Việt Nam Cộng hòa

SAIGON: 24 tháng 9 năm 1966
Ký tên: thiếu tướng NGUYỄN CAO KỲ
Phụ bổn: Đổng lý văn phòng
TRƯƠNG NGỌC GIÀU

Danh sách bài đăng