Tỉnh Sa Đéc

Kết quả tìm kiếm

Nguồn gốc địa danh Tân Vĩnh Hòa

TÂN VĨNH HÒA (SADEC) 1973

LƯỢC SỬ

Trước năm 1931, Sa Đéc không có địa danh Tân Vĩnh Hòa. Nhà cầm quyền Pháp lúc này muốn thuận lợi trong việc cai trị đã yêu cầu sáp nhập 6 làng: Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Vĩnh Phước, Tân Phú Đông, Hòa Khánh, Tân Hưng thành 1 làng có tên là Tân Vĩnh Hòa. Tuy nhiên, các thân hào của 6 làng trên đã phản kháng. Cụ thể là ngày 26/8/1931, Đại diện Hương chức của 6 làng trên đã làm tờ đơn kiến nghị giữ nguyên 6 làng, không chịu sáp nhập. Lá đơn viết tay bằng chữ quốc ngữ, dài 4 trang giấy được gửi cho Toàn quyền Đông Dương để phản đối. 

Đại ý, hương chức 6 làng nêu nhiều lý do, trong đó có lý do: "Từ hồi nhà nước Langsa chưa cai trị nước Annam chúng tôi, thì đã có mấy làng chúng tôi rồi. Nếu nay hiệp lại một làng thì mất cái Danh-Tánh của làng chúng tôi hết. Lại mỗi làng đều có đình chùa, trước để tế lễ Trời, Phật, Thánh, Thần, sau thờ Tiền-Hiền và Hậu-Hiền, là mấy ông đứng ra khai phá mà lập làng chúng tôi ra đến ngày hôm nay cho nhà nước Langsa cai trị. Nhơn dân cùng làng đã dựng nên tốn là năm bảy chục ngàn đồng rồi. Nếu ngày hôm nay hiệp lại một thì có hương chức mỗi làng đâu ra mà cúng tế và cầu cho nhơn dân đặng bình an và an cư lạc nghiệp, đó là nền phong-tục nhà nước Nam của chúng tôi từ thuở đến giờ trót trên một trăm năm nay..."

Lá đơn dài, nhưng rõ ràng, dù chịu sự cai trị của người Pháp, nhưng tinh thần dân tộc của nhân dân ở 6 làng trên rất cao và sâu sắc, rất ý thức và cương quyết giữ gìn phong tục truyền thống của dân tộc chứ không để ngoại bang đồng hóa. Dù bị Chánh tham biện - chủ tỉnh Sa Đéc (lúc này  là Lucciana) bác bỏ, hăm dọa nhưng vẫn kiên trì, kiến nghị đến Toàn quyền Đông Dương (lúc này là Pasquier). 

Dù vấp phải sự phản kháng, nhưng chính quyền cai trị vẫn bất chấp. Ngày 10/10/1931, thống đốc nam kỳ Jean Félix Krautheimer đã ký nghị định số 4898-CP sáp nhập 6 làng trên thành làng Tân Vĩnh Hòa (tức Xã Tây). Cái tên Tân Vĩnh Hòa tồn tại đến sau 1975 mới được xóa bỏ, tách ra thành 5 xã: Vĩnh Phước, Tân Hưng, Tân Phú Đông, Tân Quy Tây và Tân Quy Đông.


TỈNH LỴ SA ĐÉC

  Từ năm 1966 khi tái lập tỉnh, xã Tân Vĩnh Hòa, quận Sa Đéc được chọn làm tỉnh lỵ. Với diện tích khoảng 480ha và dân số khoảng 50.000 người, bao gồm 16 ấp:

1. HÒA KHÁNH

2. PHÚ AN

3. PHÚ HÒA

4. PHÚ LONG

5. PHÚ MỸ

6. PHÚ THUẬN

7. SA NHIÊN

8. TÂN AN

9. TÂN BÌNH

10.TÂN HÒA

11. TÂN HƯNG

12. TÂN LONG

13. TÂN MỸ

14. VĨNH HIỆP

15. VĨNH THỚI

16. VĨNH THUẬN

CÁC TRỤC ĐƯỜNG CHÍNH TRONG TỈNH LỴ

1. Đại lộ Gia Long (Tỉnh lộ 23).

2. Đại lộ Quốc Gia (Liên tỉnh lộ 8).

3. Bác sỹ Thinh (Nguyễn Văn Thinh. thủ tướng Nam Kỳ Cộng hòa tự trị).

4. Bác sỹ Yersin.

5. Đồ Chiểu.

6. Đốc Phủ Hiền.

7. Hoàng Diệu.

8. Lê Lợi.

9. Lê Văn Duyệt.

10. Nguyễn Du.

11. Nguyễn Trãi.

12. Nguyễn Tri Phương.

13. Nguyễn Trường Tộ.

14. Phan Bội Châu.

15. Phan Chu Trinh.

16. Phan Thanh Giản.

17. Quan Đế.

18. Quang Trung.

19. Tạ Thu Thâu (Lãnh tụ Đệ tứ).

20. Tân Qui Đông.

21. Đường Tiên.

22. Tống Phước Hòa.

23. Trần Hưng Đạo.

24. Trưng Vương.

25. Võ Tánh.

CÁC TY TRONG TỈNH LỴ

1. Ty tiểu học.

2. Ty cấp thủy.

3. Ty học chánh.

4. Ty điền địa.

5. Ty kiến thiết.

6. Ty ngân khố.

7. Ty nông nghiệp.

8. Ty quan thuế.

9. Ty thanh niên.

10. Ty thông tin.

11. Ty thuế vụ.

12. Ty xã hội.

CÁC CƠ SỞ HỌC CHÁNH

1. Trường nam tiểu học.

2. Trường nữ tiểu học.

3. Trường sơ cấp Tân Hưng.

4. Trường sơ cấp Vĩnh Thới.

5. Trường trung học Sadec (trung học Tống Phước Hòa).

CÁC CHỢ CHÍNH

1. Chợ Sadec.

2. Chợ Tân Qui Đông.

(Dựa theo bài viết  "Tinh thần dân Sa Đéc qua tờ đơn kiến nghị nhơn chuyện người Pháp lập làng Tân Vĩnh Hòa (1931)" của tác giả Nguyễn Thanh Thuận, đăng trên ấn phẩm Đồng Tháp xưa & nay số 58)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Danh sách bài đăng